Từ xe lăn tới Olympic

Từ xe lăn tới Olympic

Giấc mơ của Muhammad Fadli Imammuddin (Indonesia) sắp thành hiện thực khi anh cán vạch đích đầu tiên tại giải Đua Xe Mô Tô Phân Khối (Asia Road Racing Championship – ARRC) ngày 7, tháng 6 năm 2015. Là người đang giữ vị trí đầu trong bảng xếp hạng chung cuộc, Imammuddin hi vọng anh sẽ trở thành người Indonesia đầu tiên giành được chức vô địch ARRC Supersports 600cc.

Mọi viễn cảnh tươi đẹp chợt đóng sầm lại. Khi đang ngồi trên xe vẫy tay chào người hâm mộ, Immamuddin bị một chiếc xe đâm vào từ phía sau khiến anh phải nằm viện suốt 4 tháng liền. Tồi tệ hơn khi bác sĩ thông báo rằng anh buộc phải cưa bỏ chân trái vì vết thương quá nặng.

Tai nạn khủng khiếp đã cướp đi chân trái của Imammuddin

“Tôi hoảng hốt cực đô. Vợ tôi đang mang thai đứa đầu lòng. Làm sao tôi có thể chu cấp cho gia đình với tình trạng hiện tại?”, anh trả lời phỏng vấn.

Quá trình hồi phục gian nan

5 năm trôi qua kể từ khi tai nạn khủng khiếp xảy ra đối với Imammuddin. Dù chân trái bị cắt bỏ, anh vẫn cho biết mình vẫn rất đam mê đua xe và từng có ý định bắt đầu lại. “Đua xe là cuộc sống của tôi, là điều tôi đã giành cả tuổi thanh xuân để hoàn thiện”, anh cho biết. Tuy nhiên, ý nghĩ giải nghệ luôn chập chờn trong đầu anh. “Tôi phải nằm quá lâu trên giường bệnh và thậm chí không ngồi thẳng lưng được trong vài phút”, anh tâm sự.

Với gia đình là nguồn động lực lớn lao, Imammuddin quyết tâm làm lại từ đầu. Anh đặt mục tiêu cho bản thân phải có thể đi lại được trước khi con anh bắt đầu tập tễnh những bước đầu tiên. Với nỗ lực không ngừng, Imammuddin đã thành công, tuy nhiên anh vẫn phải mất vài tháng nữa mới có thể ngồi lại lên chiếc mô tô phân khối lớn ưa thích. Dù muốn hay không, anh cũng sớm nhận ra thể trạng mình đã suy yếu đi khá nhiều để có thể thi đấu ở phong độ đỉnh cao. “Trước tai nạn tôi có thể đua 20 vòng không vấn đề gì, nhưng giờ đây 5 vòng lại trở nên quá khó”, anh cho biết.

Quyết tâm lấy lại thể trạng, Imammuddin bắt đầu tập đạp xe, và điều này đã đánh dấu một trang mới trong sự nghiệp thể thao của mình.

Imammuddi với cái chân giả chuyên dụng để đạp xe

Ngã rẽ định mệnh

Cuối năm 2016, khi đang gặp bạn bè ở một quán café nổi tiếng trong cộng đồng xe đạp ở một vùng ngoại ô đồi núi của Jakarta, Imammuddin được một người lạ mặt tiếp cận. “Một người khỏe mạnh chưa chắc đã đạp xe lên được những con dốc này. Nhưng tôi nghĩ anh có thể làm điều nó dễ dàng”.

Người lạ mặt này hóa ra là Raja Sapta Oktojari, một doanh nhân thành đạt và cũng là chủ tịch của Hội Đồng Paragame Châu Á sau này. “Ông ấy hỏi tôi có hứng thi đấu cho Para Games không”, Imammuddin nhớ lại. Ông muốn tuyển người tham gia vào đội tuyển quốc gia, và nghĩ tôi là một ứng cử viên phù hợp. ASIAD Para Games sẽ được tổ chức vào năm 2018 ở Jakarta (ngay sau sự kiện ASIAD) và cuối năm 2016 nước chủ nhà vẫn chưa tìm ra VĐV đạp xe.

“Có nằm mơ tôi cũng không nghĩ đến mình sẽ trở thành VĐV đạp xe chuyên nghiệp. Hiện giờ tôi đạp xe cốt yếu chỉ để khỏe hơn thôi”, Imammuddin nhớ lại. Dù khá bang hoàng, anh quyết định đồng ý với lời mời của Oktohari. Tuy nhiên, Imamuddin vẫn cần cua rơ huyền thoại Puspita Mustika đánh giá khả năng trước khi anh có thể chính thức bắt đầu.

Khi trả lời họp báo vào năm 2018, Mustika cho biết thật ra ông đã có mặt ở đường đua Sentul khi Imamuddin gặp tai nạn. “Tôi còn thậm chí đã bắt tay anh ta trước khi giải đấu bắt đầu. Có ai ngờ rằng tai nạn khủng khiếp đó lại xảy ra kia chứ”, ông hồi tưởng. Tuy nhiên, khi nghe tin Immamuddin vẫn cố gắng đạp xe dù cho mất đi một chân, Mustika đã cảm thấy rất sốc và muốn gặp anh tận mặt để trò chuyện.

“Tôi gặp Mustika không lâu sau khi trò chuyện với Oktohari, và cua rơ huyền thoại đã dành cho tôi rất nhiều lời động viên”, Imammuddin cho biết. Chính điều này đã thôi thúc anh quyết định chuyển hẳn sang thi đấu đạp xe chuyên nghiệp, đồng thời trở thành VĐV đạp xe Para Games đầu tiên của Indonesia. Mustika nhận lời trở thành HLV cho Imammuddin, và anh bắt đầu tập luyện với giáo trình như một VĐV đạp xe bình thường.

Immamuddin bắt đầu gặt hái được những thành công đáng khích lệ. Tháng 3 năm 2017, anh đứng vị trí thứ 4 ở hạng mục đạp xe tính giờ, hạng mục C-4 (dành cho VĐV khiếm khuyết) ở giải Asian Road Cycling Championship tổ chức tại Bahrain. 6 tháng sau đó, anh đoạt huy chương đồng giải Para Games Đông Nam Á ở Malaysia. Thành công tiếp nối thành công, anh tiếp tục giành được huy chương vàng, bạc và đồng ở những giải đua xe lòng chảo và đường trường một năm sau đó. Hiện tại anh đang tập trung luyện tập cho Paralympics ở Tokyo. Sự kiện đáng lẽ sẽ diễn ra vào tháng 8 ở Tokyo, nhưng đã bị dời do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ban tổ chức Paralympics Tokyo đã quyết định giải đấu sẽ bắt đầu vào ngày 24 tháng 8 năm 2021 với 539 sự kiện thi đấu khác nhau. Immamuddin sẽ có nhiều thời gian hơn để tập, nhưng dịch COVID-19 lan nhanh cũng đồng nghĩa với việc anh phải tập luyện một mình.

Imammuddi chiến thắng trong phần thi xe đạp lòng chảo tỉnh giờ ở Para Games 2018

“Tôi vẫn còn phải cải thiện nhiều về tốc độ vì mục tiêu giành huy chương ở Paralympics”. Immamuddin cho biết anh đang cố gắng rút 10 giây cho kỉ lục cá nhân 4 phút 52 giây cho cự li 4000m đua lòng chảo. “Phải cố gắng luyện tập thường xuyên thôi”, anh cho biết mình cần ở tư thế sẵn sàng bất kì lúc nào vì sau khi dịch kết thúc rất nhiều giải thi đấu sẽ tổ chức trở lại. Nếu không tham dự các vòng sơ tuyển, anh sẽ không có cơ hội tham gia sự kiện danh giá ở Tokyo.

Một tuần tập luyện của Immamuddin bao gồm 6 buổi tập, với 4 buổi tập trung vào việc tăng cường tốc độ. Hai bài tập còn lại giúp anh cải thiện sức bền, bao gồm một bài leo dốc 22km và một bài đạp 120km vòng quanh Jakarta. “Tuy HLV vẫn theo dõi diễn tiến tập luyện đều đặn, nhưng tập một mình rất khác với khi bạn ở trại huấn luyện, nơi mà ban huấn luyện liên tục đốc thúc cũng như đồng đội không ngừng cổ vũ bạn. Khi tự tập, đôi khi có những điều làm ta xao nhãng.”, anh cho biết. Tuy nhiên anh vẫn luôn nhắc nhở bản thân về mục tiêu đề ra và từ đó cố gắng không ngừng.

Tuy tai nạn đã làm mất đi một chân của Immamuddin nhưng anh vẫn lạc quan và luôn biết ơn những gì đã xảy ra. Năm 2018, anh đến Thái Lan và gặp lại tay đua đã đâm xe vào mình năm 3 năm trước, và hai người vẫn là bạn thân từ đó. “Tôi đã từng nghĩ sự nghiệp của mình thế là chấm dứt, nhưng giờ đây tôi đang rất hào hứng với những cơ hội mới. Khi còn đua xe phân khối tôi chỉ thi đấu ở sân chơi khu vực, nhưng giờ đây tôi có thể tiến lên đấu trường quốc tế.” Đôi khi anh vẫn nhớ những ngày thi đấu xe phân khối lớn. Năm 2016, Imammuddin quyết định thành lập trường đào tạo đua xe cho những tài năm trẻ, đồng thời giúp anh có cơ hội tiếp nối đam mê đua xe của mình mặc dù bản thân anh không có ý định quay lại với bộ môn này.

“Đạp xe giờ đây là cuộc sống của tôi”. “Quay trở lại đua phân khối cũng quá nhiều rủi ro quá, đặc biệt đối với cái chân giả của tôi”, Imammuddin vừa nói vừa cười và chỉ vào chân carbon có giá 10,000 đô Mỹ của anh. “Chẳng rẻ chút nào đâu nhé!”.

(Theo CNA)

The post Từ xe lăn tới Olympic appeared first on BoiDapChay.com.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *