Mũ Aero trong triathlon – bạn đã đội mũ đúng chưa

Bạn có thể sắm cho mình một chiếc mũ đua xe đời mới nhất, có giá 7-8 triệu đồng. Tuy nhiên, kể cả chiếc mũ đắt tiền nhất cũng trở nên vô nghĩa nếu bạn không biết đội nó đúng cách để đạt hiệu quả tối đa. Dưới đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia.

Dưới đầy là hình các VĐV với những chiếc siêu xe giá trị ngất ngưởng tương đương nhau, bạn có thấy sự khác biệt ở tư thế của họ?

Vị trí của đầu

“Ngẩng đầu lên trong tư thế aero, đầu cao hơn so với lưng là sai lầm lớn nhất tôi thấy ở các VĐV phong trào”, Ingmar Jungnickel, chuyên gia về khí động học và trưởng phòng nghiên cứu của Specialized nói. “Chúng tôi khuyên mọi người để đầu ngang với cơ thể, không phải ở trên cơ thể. Nếu bạn nhìn vào những VĐV đạp xe tính giờ hàng đầu, bạn sẽ thấy họ giữ đầu ngang ở phía trước cơ thể. Chóp mũ bảo hiểu của bạn sẽ nằm ngang vơi phần lưng nhô ra phía trên. Đây là dáng khí động học (aero) tốt nhất”.

Để có tư thế đội mũ aero đúng, Jungnickel khuyên các VĐV như sau:

  • Tưởng tượng có sợi dây kéo cằm bạn về phía trước.
  • Cằm bạn đã kéo về phía trước chưa? Kéo rồi? Vậy thì bây giờ hãy tưởng tượng có một cục tạ nhỏ buộc vào đầu, làm cổ chúi xuống
  • Bạn không cần phải lo lắng khi lâu lâu bạn cúi đầu xuống làm cho chỏm mũ dựng đứng lên. Vì các loại mũ aero xịn bây giờ thường có đuôi (chỏm) mũ ngắn hoặc trung bình, không ảnh hưởng lắm bởi gió

Thiết kế và kính visor

Có lẽ không có một thiết bị xe đạp nào được trải qua nhiều thay đổi tới vậy trong 15 năm qua như mũ bảo hiểm aero. Những chiếc mũ đời đâu có đuôi nhọn hoắt kéo dài ra tới lưng, hoặc cũng có thể tròn vo giống mũ bảo hiểu lướt ván hơn là xe đạp. Ngày nay, các loại mũ có kiểu dáng tròn hơn, đuôi ngắn hơn với thiết kế Kammtail (thiết kế hình giọt nước gọt đuôi). Jungnickel không biết tương lai loại mũ này còn thay đổi như thế nào nữa, nhưng anh ta chắc chắn một điều, đó là thiết kế sẽ vẫn có đuôi mũ.

Nhưng còn điểm tiếp xúc đầu tiên của mũ với gió thì sao? Đó là kính visor. Kính visor (hoặc không kính) có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu năng khí động học của mũ. Nhưng tiếc thay đó cũng là thứ duy nhất mà phần lớn các nhà sản xuất không thể kiểm soát đươc. “Kính visor rất khó làm. Việc làm một cái kính tồi thật dễ nhưng để làm một cái kính tốt thì không dễ chút nào. Vì vậy phần lớn nhà sản xuất phải dựa vào bên cung cấp thứ 3. Điều đó cũng có nghĩa là họ không thể kiểm soát được các đường cong, đường viền. Nếu chỉ sai thiết kế một chút thôi cũng đủ làm hỏng toàn bộ sản phẩm”. Jungnickel nói.

Bởi vậy, mặc dù visor nhìn có vẻ nhanh hơn, nhưng trong nhiều trường hợp một cặp kính mát lại là sự lựa chọn tốt hơn. Đó là chưa kể đến việc không có visor sẽ mát mẻ hơn trong điều kiện thi đấu nóng bức.

Mũ Aero Road

Các loại mũ Road là mũ không được thiết kế nhằm tối đa hóa khả năng khí động học. Nó được sử dụng trong đạp peloton, nơi mà sự thoải mái, thoáng mát quan trọng hơn khí động học. Tuy nhiên ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, các kỹ sư có thể thiết kế những chiếc mũ Road truyền thống, làm chúng nhanh không kém gì mũ aero đua tính giờ. Hiện nay, những chiếc mũ Aero Road này là sự lựa chọn số một của những tay bứt tốc (sprinter) tại các giải Tour như Tour de France hay các giải Ironman nóng nực như Kona.

“Phần lớn các loại mũ aero tính giờ đều che phần tai VĐV, đó là nơi chúng ta có thể cải thiện hiệu năng khí động học cao nhất. Tuy nhiên với những race nóng như Ironman Kona, mũ aero road lại tốt hơn nhiều” Jungnickel nói.

Dịch và tổng hợp

The post Mũ Aero trong triathlon – bạn đã đội mũ đúng chưa appeared first on BoiDapChay.com.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *