Dép nhựa chạy trên bùn

Khi tôi tự nguyền rủa vì mình quên mang giày đinh cũng là lúc ngạc nhiên bởi nhận thấy người chạy trước mặt đang đi một đôi dép nhựa trong suốt mà vẫn dễ dàng lướt qua bùn.

Khoảng 5h sáng, khi bình minh chưa ló dạng và một ngày mới của người dân Ethiopia chưa bắt đầu, những người chạy bộ đã có mặt tại trường đua Jan Meda ở Addis Ababa. Đến 7h, một số người đã luyện tập được hai tiếng đồng hồ. Điều ấn tượng chính là việc luyện tập này không được tổ chức một cách quy củ, mọi người tự luyện tập, theo nhóm hai người hoặc hơn. Họ chạy theo chiều kim đồng hồ, ngược chiều kim đồng hồ, hoặc đơn giản là chạy khắp lượt quanh sân. Người trẻ tuổi nhất khoảng 9-10 tuổi, già nhất phải trên 60 tuổi.

Tốc độ cũng là một điều khó đoán, nhưng có một chi tiết tôi dám khẳng định là mình sẽ cố gắng hơn khi chạy với người khác. Trong một đội hình sát cánh cùng nhau được lập bởi bốn hoặc năm vận động viên, người chạy tốt nhất dẫn đầu sẽ quyết định tốc độ và hướng chạy, trong khi những người khác sẽ từ từ chuyển sang chạy nhẹ nhàng khi khi tốc độ được đẩy lên quá cao, và quay trở lại nhịp điệu khi cơ thể của họ hồi phục.

Thời điểm này đã vào mùa mưa, và sân chạy có những vũng bùn với độ sệt khác nhau dường như bám chặt vào giày hơn so với mức bình thường. Các vận động viên len lỏi, lạng lách trên đường chạy và đột ngột đổi hướng 180 độ, không chạy theo người dẫn đường để tránh bùn và thường có cảm giác như thể người dẫn tốc đang tích cực tìm kiếm những vũng nước để thử thách đồng đội phía sau. Tôi đi theo một nhóm trong vòng 20 phút, và không ngừng tự nguyền rủa vì mình quên mang giày đinh cho đến khi nhận thấy người chạy trước mặt đang đi một đôi dép nhựa trong suốt mà vẫn dễ dàng lướt qua bùn.

Theo Benoit Gaudin, một nhà xã hội học của Viện nghiên cứu Recherche pour le Développement và Đại học Addis Ababa, phần lớn vận động viên ở đây không gắn bó với các câu lạc bộ hay tổ chức điền kinh Ethiopia. Hầu hết trong số họ có công việc không liên quan đến điền kinh, thường là trong khu vực kinh tế phi chính thức. Sau khi kết thúc giờ luyên tập, họ làm sạch giày, lái xe buýt nhỏ, mặc áo phông chim ưng, mang theo sổ sách, nhai kẹo cao su, hút thuốc lá rồi đi vào thành phố. Họ là những người khao khát theo bước chân của các vận động viên vĩ đại đã tham gia giải vô địch quốc gia của Ethiopia trên sân vận động này, cố gắng hấp thụ một phần năng lượng diệu kỳ từ mặt đất và hy vọng mình đủ mạnh mẽ để được một nhóm hoặc người quản lý nào đó chú ý đến mình.

Who needs spikes anyway? Runners at Jan Meda racecourse in Addis Ababa.

Tôi đến hội nghị Khoa học xã hội và điền kinh Đông Phi với một cơn đau đầu không rõ ràng khi vẫn cố gắng chạy dù chưa hoàn toàn thích nghi với độ cao 2.500m. Tôi cảm thấy như thể mình đang chạy một cuộc đua xuyên quốc gia Anh trong khi phải hít thở với chiếc nắp bút an toàn dành cho trẻ em. Ngày đầu tiên của hội nghị là một bài kiểm tra sức bền với lịch trình diễn ra từ 8h30 sáng đến 22h. 

Trong vòng ba ngày, với 52 bài thuyết trình, về các chủ đề từ các yếu tố quyết định văn hóa xã hội đến hiệu quả kinh tế của điền kinh, tâm lý của vận động viên và thể thao dành cho người khuyết tật. Phần lớn những người tham gia thuyết trình đến từ Ethiopia và Kenya, và tôi bị ấn tượng bởi một chủ đề lặp đi lặp lại trong khung câu hỏi của họ. Cách phổ biến nhất để mở đầu một câu hỏi xuyên suốt buổi nói chuyện là, “Chúng ta có thể làm gì hơn…”.

Người tham dự muốn tìm hiểu cách cải thiện thể chế quản lý và cơ sở hạ tầng cho thể thao, và cả ứng dụng tâm lý thể thao để cải thiện thành tích. Trên hết, họ nói về việc phát triển tốt hơn trong những điều kiện thuận lợi. Ngôn ngữ cổ điển “theo kịp chuẩn chung” với cách mà chúng ta tiếp cận môn thể thao xuất phát từ phương Tây này dường như không hợp lý. Khi nhìn vào thứ bậc thành tích và danh sách xếp hạng, sẽ cho thấy ai mới là người cần bắt kịp chuẩn chung. 

Một ngày sau khi hội nghị kết thúc, tôi thức dậy lúc 4h47, trải qua một đêm không ngon giấc dù biết đồng hồ báo thức được đặt lúc 5h sáng. Tôi cũng cố gắng đánh thức con chó làm nhiệm vụ bảo vệ tại Trung tâm tiếng Pháp dành cho người Ethopia (French Centre for Ethiopian Studies) bằng cách chiếu đèn pin vào mặt nó. Phản ứng của con chó khiến tôi tỉnh táo hoàn toàn khi lên chiếc xe buýt đầy những vận động viên đón tôi vào lúc 5h10.  Những chân chạy này được quản lý bởi Moyo Sports, một trong những công ty quản lý vận động viên ở Ethiopia. Hầu hết những người trên xe buýt đều có một chiếc khăn bông mỏng rủ xuống như mũ trùm trên bộ đồ thể thao, khiến họ có vẻ ngoài giống các nhà sư hơn là những vận động viên chạy bộ khi cố gắng ngủ thêm một vài phút trên đường đến nơi tập luyện. Xe buýt đón những vận động viên đầu tiên lúc 4h sáng, và họ phải ngồi trên xe lần lượt qua các điểm đón.  

Một số runner không chuyên tranh thủ tập trên đường trước khi giao thông và ô nhiễm cản trở việc luyện tập. Họ chỉ được phát hiện trong giây lát dưới ánh đèn pha của xe buýt rồi lại biến mất vào bóng tối, như những bóng ma. Khi chúng tôi vẫn còn trên xe, bình minh dần dần hé rạng, để lộ một tấm biển báo lộn xộn với biểu tượng thiên Chúa và hai miếng dán kính chắn gió. Bên trái là hình một con bồ câu trắng, bên phải là logo của Nike.

Chúng tôi lái xe trong một giờ để đến được Sabeta, ở độ cao 2.300m, là một địa điểm luyện tập trên đường nhựa được ưa thích. Tôi khởi động với một vận động viên, anh ấy nói với tôi rằng chỉ nên tập luyện trên đường nhựa một lần một tuần vì đây là kẻ thù của đôi chân và chạy trong rừng rất tốt cho việc “rèn luyện sức bền”. Đoạn đường này có cột mốc cứ sau mỗi 5km, do đó đây là một trong số ít các nơi vận động viên có thể kiểm tra thể lực của mình một cách khách quan và dễ dàng. Đây là nơi để chạy hết sức mình. Anh ấy còn đọc một khẩu hiệu do Nike tạo ra: “Vượt qua sự khắc nghiệt hay là về nhà” (Go hard or go home). Sau hồi lâu suy tính, anh ấy nói thêm: Tôi nghĩ tốt hơn hết là cố gắng hết sức mình.

Chỉ những vận động viên đã đạt đến trình độ “vượt khỏi sự quản lý” của một công ty mới có thể dễ dàng đến gần được những nơi như thế này, và tôi nhận ra rằng những người chạy ở Jan Meda đang thực hiện như vậy mà không cần bất kỳ hình thức đo lường về quãng đường cũng như tốc độ nào. Họ hoạt động bên ngoài các hệ thống liên đoàn, câu lạc bộ và người quản lý, và thường không có bất kỳ sự giám sát nào. Hiện tại, các vận động viên này vẫn ngồi xe buýt để tham gia vào một hệ thống, bắt đầu với những nơi như Jan Meda và khu rừng của Kotebe. Nếu bạn nói chuyện, họ sẽ chia sẻ về việc cố tình tìm kiếm những nơi khó khăn để luyện tập, chứ không phải việc tiếp cận các cơ sở luyện tập tốt hơn.

Con đường trơn tru do Trung Quốc xây dựng tại Sebeta chỉ là một mảnh ghép trong hành trình tìm kiếm những địa điểm luyện tập giúp họ trở nên mạnh mẽ hơn: Núi Entoto, với độ cao 3.200m, được sử dụng để làm cho đôi chân trở nên mạnh mẽ; Sululta, nơi rừng và bề mặt dễ chịu hơn là nơi được chọn chạy đường dài; và những cánh đồng mới cày chỉ đơn giản là nơi huấn luyện viên nói với học trò rằng: “Nếu bạn chạy ở đây trong hai tiếng, hoặc hai tiếng rưỡi, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ”. Đối với các vận động viên và huấn luyện viên, đó mới là những nơi phù hợp để gia tăng sức mạnh nhằm phát triển các tố chất thể thao, chứ không phải những điều kiện thuận lợi, phòng tập thể dục hoặc các tổ chức lớn.

Điều mà nhiều người trong hội nghị dường như không nhận ra là có lẽ chính việc thiếu các cơ sở thuận lợi đã dẫn đến thành công đáng kinh ngạc của các vận động viên trong khu vực, thay vì nói về những thành công của họ bất chấp những điều kiện như vậy. Có lẽ chúng ta cần ngừng nói về sự thiếu thốn và nên bắt đầu nói về sự phong phú của môi trường tự nhiên giúp kích thích sự phát triển thể thao.

Bài viết của tác giả Michael Crawley (The Guardian)

The post Dép nhựa chạy trên bùn appeared first on BoiDapChay.com.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *