Có nên dùng thuốc giảm đau khi thi đấu?

Có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng rất nhiều vận động viên chạy bộ thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau trước và trong khi thi đấu. Chiêu thức này cũng được rất nhiều ultra-marathoner ở Việt Nam áp dụng, đặc biệt trong cự ly 70-100km. Tuy nhiên liệu chúng có an toàn? Và chúng ta phải sử dụng chúng ra sao để đảm bảo an toàn.

Tránh sử dụng trong khi thi đấu

Vào năm 2006, tiến sĩ David Neiman thuộc phòng nghiên cứu Human Performance của đại học Appalachian State cho biết 70% số VĐV tham gia giải chạy Ultra 100 dặm (160km) Western States uống thuốc giảm đau trước ngày thi đấu. Tương tự, vào năm 2011 gần 60% VĐV của một giải Ironman đã sử dụng thuốc giảm đau 3 tháng trước ngày thi đấu. “Chúng tôi nhận thấy những thói quen sử dụng thuốc trong giới VĐV chuyên nghiệp đang tăng mạnh trong cộng đồng phong trào”, chuyên viên Bill Mcoarberg cho hay. “Chúng ta thường nghĩ rằng những loại thuốc này an toàn vì chúng được bày bán công khai tại các cửa hiệu thuốc, nhưng nhìn chung thuốc giảm đau vẫn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn.”

Những ai sử dụng thuốc giảm đau trước khi thi đấu với hi vọng cải thiện ngưỡng chịu đau của bản thân thật ra đang mắc sai lầm, Nieman cho biết. Trong một thí nghiệm năm 2016, ông kê thuốc ibuprofen (600mg trước ngày thi đấu và 1200mg trong khi thi đấu) cho 1 nhóm VĐV và so sánh thành tích của họ với những VĐV không sử dụng thuốc. Không có sự khác biệt đáng kể nào giữa hai nhóm về thành tích, mức độ thương tổn của cơ bắp cũng như cảm nhận chủ quan về cường độ vận động và sự đau mỏi. Tuy nhiên, nhóm sử dụng thuốc mắc phải một hệ quả khá nghiêm trọng: các tế bào thành ruột của họ bị ảnh hưởng và khiến vi khuẩn tràn vào máu. Điều này có thể dẫn đến nội độc tố trong máu và gây sốc trong một vài trường hợp nguy hiểm.

Trong một nghiên cứu khác tại giải Bonn Marathon năm 2010 cho thấy các runner uống thuốc giảm đau trong khi thi đấu có nguy cơ mắc các triệu chứng như đau bụng, xuất huyết nội, vấn đề về tim mạch v.v… cao gấp 5 lần so với các VĐV không sử dụng thuốc giảm đau. Trong giải đó, có tổng cộng 9 VĐV dùng thuốc giảm đau phải vào bệnh viện, bao gồm: 3 người bị suy thận sau khi dùng ibuprofen, 4 người bị xuất huyết nội sau khi dùng aspirin và 5 người bị nhồi máu cơ tim (cũng dùng aspirin).

Sử dụng thuốc giảm đau đúng liều

Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là các loại thuốc giảm đau phản tác dụng. Thực tế, thuốc giảm đau rất hữu hiệu trong nhiều trường hợp, đặc biệt là khi bạn chấn thương (xem thêm bài Các loại chấn thương đầu gối).

Khi sử dụng đúng liều, các loại thuốc giảm này sẽ giúp chúng ta giảm đau nhanh chóng và vẫn an toàn cho cơ thể. Sau đây là hai loại thuốc giảm đau phổ biến ở Việt Nam và cách sử dụng

Ibuprofen (các hãng như Advil, Nurofen)

Advil là thuốc gì, có tốt không, giá bao nhiêu?

Sử dụng khi: Bạn bị trật chân, hoặc đau chân sau khi thi đấu (đến nỗi bị đau khi xuống cầu thang).

Ưu điểm: Giảm đau và sưng thông qua việc kìm hãm một loại enzim gây sưng tấy.

Nhược điểm: Ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu đến thận. Đặc biệt ảnh hưởng thận nếu dùng trong khi thi đấu. Quá trình lọc thận bị kìm hãm vì thiếu chất lỏng, gây ra mất cân bằng chất lỏng và điện giải. Nhiều trường hợp bạn sẽ bị khó chịu dạ dày khi sử dụng thuốc trước và khi thi đấu.

Chỉ định: 1 viên (200mg) khoảng 2-3 giờ sau khi chạy (nhớ uống đủ nước trước đó) khi bạn bị đau hoặc viêm nghiêm trọng. Không nên sử dụng nhiều hơn 4 ngày liên tục.

Aspirin

Ngăn ngừa ung thư từ thuốc Aspirin có hiệu quả bất ngờ

Sử dụng khi: Bạn được bác sĩ kê toa aspirin liều thấp mỗi ngày.

Ưu điểm: Các chất giảm viêm chống đông máu giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi những triệu chứng tim mạch cũng như đột quỵ. Thành phần thuốc giúp giảm đau nhanh.

Nhược điểm: có thể làm dạ dày khó chịu nếu bạn không quen. Trong một vài trường hợp, aspirin có thể gây ra máu không đông dẫn đến chóng mặt, tiêu chảy và đau bụng.

Chỉ Định: An toàn khi sử dụng nếu được bác sĩ kê toa. Bạn không nên sử dụng khi chạy trail vì khi chảy máu sẽ khó đông.

The post Có nên dùng thuốc giảm đau khi thi đấu? appeared first on BoiDapChay.com.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *