Chạy với power: sản phẩm nào tốt nhất?

Bài viết được tham khảo từ tác giả Alex Hutchison trên Outside Online (bản in xuất bản tháng 2/2020)

Như đã đề cập ở bài viết Chạy với power: một bước tiến mới cho runner, việc tập chạy với chỉ số công suất/lực (power) đang trở nên ngày càng một phổ biến, và có nhiều thương hiệu nổi tiếng đã chính thức nhập cuộc sản xuất các thiết bị đo power (power meter). Giữa 1 rừng powermeter với nhiều mức giá cũng như những lời quảng cáo hấp dẫn, các VĐV chạy bộ luôn thắc mắc sản phẩm nào mới thật sự chính xác nhất. Nhà nghiên cứu Jesús Pallarés thuộc đại học Murcia ở Tây Ban Nha quyết định làm một cuộc thí nghiệm để tìm ra câu trả lời này. Do bản thân nghiên cứu này không nhận bất kì tài trợ nào nên tôi khá tin tưởng vào chất lượng của kết quả.

Để tiến hành nghiên cứu, Jesús chọn ra 12 VĐV chuyên nghiệp, cho họ dùng thử 4 sản phẩm powermeters thịnh hàng trên thị trường và thực hiện nhiều bài kiểm tra khác nhau. 4 sản phẩm này bao gồm:

  • Stryd powermeter, kết nối với đồng hồ Garmin
  • Runscribe footpod, kết nối với đồng hồ Garmin
  • Đồng hồ Polar với chức năng ước lượng power
Các loại máy đo công suất chạy trên thị trường

Các VĐV phải trải qua các bài kiểm tra trong 4 ngày: 2 ngày trên máy chạy bộ trong nhà và 2 ngày chạy ngoài trời. Thiết bị của Polar chỉ có thế được kiểm tra ngoài trời do hoạt động dựa trên dữ liệu GPS. Dựa vào dữ liệu từ những lần chạy giống nhau, nhóm của Jesús có thể kết luận sản phẩm nào cho ra thông số ít chênh lệch hơn. Đây là một trong những điểm rất quan trọng khi bạn muốn sử dụng thông số power để phục vụ cho việc tập luyện và thi đấu.

Kết quả thu được cho thấy Stryd đứng đầu bảng xếp hàng với sai số ít nhất giữa các lần đo. Cụ thể hơn, sai số của Stryd là 4.3%, trong khi đó đồng hồ Garmin cho sai số 7.7%, Polar 14.5% và Runscribe 14.8%. Ngay cả đối với Stryd, sai số này đồng nghĩa với khoảng 12.5 watts. Do đó, bạn không nên cảm thấy quá áp lực khi một ngày đẹp trời nào đó power của bạn có thay đổi chút ít so với những buổi chạy trước đó. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu của Jesús tiến hành thêm một số bài kiểm tra thông số trung gian như VO2 (đo đạc lượng oxy VĐV tiêu thụ) nhằm bảo đảm thông số này nhất quán với dữ liệu power thu thập được.

Năm 2018, tác giả Alex Hutchison đã trình bày một giả thuyết rằng power khi chạy phức tạp hơn power khi đạp xe rất nhiều vì nó chịu ảnh hưởng của nhiều lực khác nhau (lực chân khi tiếp đất, lực đánh tay v..v). Do đó, tôi tin rằng powermeter khi chạy chỉ thật sự hữu dụng khi nó theo dõi được, và đồng bộ với chỉ số VO2Max của bạn. Nói một cách đơn giản, khi bạn sử dụng càng nhiều lực khi chạy, chỉ số hấp thụ oxy VO2Max của bạn càng cao. Sản phẩm của Stryd sử dụng thuật toán để áp dụng lý thuyết này.

Quay trở lại nghiên cứu của đại học Murcia. Ba bài kiểm tra VO2 được thực hiện, với mỗi bài bao gồm 3 phút chạy và 4 phút nghỉ. Bài đầu tiên bắt đầu với tốc độ chỉ khoảng 7:00min/km và tăng dần cho đến khi VĐV không thể chạy ở ngưỡng aerobic (nghĩa là khi này VĐV không dùng oxy để chuyển hóa năng lượng trong cơ thể nữa, đồng nghĩa với việc chỉ số VO2Max không còn ý nghĩa trong việc tiên lượng số năng lượng tiêu thụ). Ở bài thứ hai, VĐV bắt đầu với tốc độ 6 phút/km và sau đó lần lượt đeo thêm tạ 2.5kg và 5kg. Trong bài kiểm tra sau cùng, VĐV chạy trên máy chạy bộ với độ dốc tăng từ -6% đến +6% trong năm giai đoạn khác nhau.

Tất cả những dữ liệu thu thập được sử dụng để phác thảo ra những biểu đồ bên dưới, với trục ngang hiển thị power và lượng oxy tiêu thụ nằm trên trục dọc. Nếu power tỉ lệ thuận với lượng oxy tiêu thụ, các chấm tròn sẽ gần như nằm trên một đường thẳng.

power-output-run_h.jpg
Nguồn: tạp chí European Journal of Sport Science

Một lần nữa, chúng ta có thể thấy được các chấm trong biểu đồ của Stryd nằm khá gần đường thẳng, trong khi đó đồ trên đồ thị của những sản phẩm khác các chấm tròn phân bố khá lộn xộn. Khi tính toán sai số, Stryd cho thấy độ sai số 6.5% khi kết nối với ứng dụng và 7.3% khi kết nối với Garmin. Trong khi đó, sai số cho Polar, Garmin và Runscribe lần lượt là 9.7%, 12.9% và 14.5%. Kết quả này còn ngạc nhiên hơn khi bạn thay đổi độ dốc của đường chạy. Stryd vẫn cho kết quả khá tốt với sai số 6.3% (ứng dụng) và 6.9% (Garmin), trong khi đó Runscribe cho sai số lên tới là 18.5% và Polar thậm chí không thu hoạch được dữ liệu vì ứng dụng không hoạt động được trên máy chạy.

Tuy nhiên, có một vài điểm chúng ta cần lưu ý ở nghiên cứu này. Đầu tiên là tất cả các VĐV được yêu cần giữ nguyên số cadence (số vòng chân/phút). Điều này hơi lạ vì mục đích của nghiên cứu là muốn xác nhận sự ổn định của power dưới những điều kiện khác nhau. Do đó, chúng ta có thể thắc mắc power sẽ chịu ảnh hưởng thế nào khi cadence thay đổi. Điểm thứ hai cần lưu ý là những thiết bị này sẽ thay đổi theo thời gian nên chúng ta có thể sẽ phải trải nghiệm thêm và review sau 6 thang/1 năm. Ở thời điểm của bài viết này, nếu bạn muốn tìm kiếm một thiết bị đo power tốt, đặc biệt về khoản theo dõi sự liên hệ giữa power và oxy tiêu thụ được, Stryd có lẽ là thiết bị tốt nhất trên thị trường.

The post Chạy với power: sản phẩm nào tốt nhất? appeared first on BoiDapChay.com.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *