Advanced Marathoning – Cuốn text book về chạy marathon

Advanced Marathoning – Cuốn text book về chạy marathon

=)))) Tít giật hơi kêu vì mình chỉ mới đọc cuốn này, Born to Run và Meb for Mortals, mà 3 cuốn này thì mỗi cuốn 1 kiểu =)))))

Nếu như Born to Run là sách kể chuyện phiêu lưu màu mè, Meb for Mortals thì là nói về kinh nghiệm chạy thực tế, thì Advanced Marathoning là một cuốn sách giáo khoa – nói về tất cả (hoặc gần như tất cả) những gì bạn cần biết về chạy marathon (đánh giá cảm quan so sánh với tất cả những thứ linh tinh lang tang mình đọc được trên internet trong gần 1 năm qua).

Sách được chấp bút bởi Scott Douglas (đồng tác giả cuốn Meb for Mortals) và Pete Pfitzinger (một VĐV chạy đường dài của Mỹ, đã 2 lần đại diện Mỹ tham dự Olympic).

Mình có ý gì khi mình bảo Advanced Marathoning là một cuốn sách giáo khoa về chạy marathon? Ý là hầu hết tất cả mọi thứ bạn đọc được trên internet trong quá trình chạy chọt của bản thân (dinh dưỡng, các bài tập chạy, …) đều được nói đến trong sách, kèm theo giải thích chi tiết về mặt khoa học. Bạn có thể lướt internet, hoặc đọc Advanced Marathoning. Đọc Advanced Marathoning sẽ cho một cái nhìn thấu đáo hơn, nếu bạn nuốt được đống kiến thức đó một lần :))))) Mình là đọc cho biết nó có nghiên cứu khoa học back-up thôi chứ cũng không có ngồi nghiền ngẫm cho kỹ lắm, nhất là mấy thứ về nhịp tim này nọ lọ chai.

Với tựa đề là Advanced Marathoning, các vấn đề về tập luyện trong sách sẽ được nói tới để tăng thành tích chạy marathon, chứ không dành cho các cự ly khác (dĩ nhiên rồi…). Với một người hiện tại chạy thì chỉ là chạy như mình có có rất nhiều kiến thức rất hay và… không liên quan :)))))))

Ngoài phần thông tin về chạy và chạy marathon, phần còn lại của sách là đưa ra các giáo trình tập luyện cho nhiều trình độ và nhiều tình huống khác nhau (vd như giáo trình 16 tuần, 12 tuần, etc., hoặc giáo trình cho khi bạn muốn chạy 2 kỳ marathon gần nhau). Theo blog Chạy 365 thì giáo trình của Advanced Marathoning là giáo trình kiểu cày millage truyền thống (mình thì chưa có biết cái gì cả nên mình nghe sao thì tin vậy thôi). Khác với cuốn Meb for Mortals, các giáo trình ở đây đều được ghi theo mile và km, giúp việc theo dõi dễ dàng hơn (nhưng mấy bảng pace reference đằng sau thì chỉ có mile thôi).

Ngoài những thông tin chi tiết hơn về những thứ mình đã đọc qua, có 2 “miếng” thông tin “mới” mà mình đọc được trong sách mà mình khá ưng:

1. Các thực phẩm chức năng / thực phẩm bổ sung (nutritional aid) có tác dụng (cho runner) hay không?

Mình nào giờ vẫn nghĩ vấn đề này rất “hên xui” và không cảm thấy việc sử dụng thực phẩm chức năng quá cần thiết (nói chung luôn, không chỉ nói riêng cho runner), thì sách nói thế này:

Thực phẩm chức năng / thực phẩm bổ sung dành cho thể thao sức bền nhìn chung chia làm 4 loại:

  1. Những thứ thật sự có tác dụng: Là energy gel, energy chew, nước điện giải này nọ.
  2. Những thứ được nói rằng có tác dụng nhưng không có bằng chứng nghiên cứu khoa học đáng tin: Là những thực phẩm hay được xưng tụng kỳ diệu như nhân sâm, phấn ong (bee pollen) và các loại chiết xuất thảo mộc.
  3. Những thứ chỉ có tác dụng khi người dùng đang bị thiếu chất: Là các loại vitamin và khoáng chất có khẩu phần khuyến nghị (RDA – Recommended Dietary Allowance). Việc bị thiếu chất trong 1 thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến thành tích. Tuy nhiên, vì vitamin và khoáng chất đều có thể được cung cấp qua thực phẩm hằng ngày, việc một runner bị thiếu chất cũng có nghĩa là chế độ ăn uống của người đó có vấn đề.
  4. Những thứ cần nghiên cứu thêm: Là các chất chống oxy hoá. Việc nghiên cứu tác dụng của các chất chống oxy hoá cho ra kết quả cái thì cái nọ: có cái chỉ ra sự liên quan của chất chống oxy hoá và việc giảm tổn thương cơ, nhưng có cái thì chỉ ra chả có lợi ích gì.

2. Các bài tập interval đối với việc tăng thành tích marathon.

Mình là fan của intervals vì nó có vẻ vui hơn là chạy dài, và mình nghĩ là chạy cự ly nào thì interval cũng là bài quan trọng. Có điều, theo sách thì bài tập quan trọng nhất cho marathon là long run chứ không phải interval, vì ta cần build sức bền cho cự ly 42.2 km. Có thể có nhiều phương pháp tập khác, nên cái này mình tạm thời chỉ biết nghe rồi để đó thôi :))))) Đằng nào mình cũng chưa chạy tới….

Nhìn chung, Advanced Marathoning cũng là một cuốn sách hay, nhiều thông tin bổ ích. Cách trình bày cũng dễ hiểu dễ đọc. Tuy nhiên, nếu hỏi là sách thật sự có cần thiết không thì mình… không chắc lắm đâu :))))))))

Nếu bạn không quá có nhu cầu đào sâu thông tin chuyên môn về chạy marathon thì có lẽ cũng không cần đọc Advanced Marathoning. Không phải vì sách không hay mà đơn giản là vì nó chả phù hợp. Trong trường hợp đó, một cuốn như Meb For Mortals sẽ dễ chiu hơn.

Đây tiếp tục là một cuốn sách mình đọc e-book (mấy cuốn tiếp theo chắc cũng thế…). Mình không chắc là mình sẽ mua cuốn này bản giấy vì mình không có cảm giác là mình cần lật tới lật lui cuốn này lắm (ít nhất là bây giờ thì không).

————-

Download: Advanced Marathoning [Pete Pfitzinger & Scott Douglas] (MOBI – 5.27 MB)