26 Marathons – Lại nghe Meb kể chuyện đi race, 26 giải chạy cho 26.2 dặm trường

Nhân lúc cơn đói khát chữ nghĩa vẫn còn cao, mình lại tiếp tục kiếm sách khác đọc sau khi đọc xong quyển Daniels’ Running Formula. Mùa Tết Covid thế giới vẫn còn kéo dài, muốn mua sách giấy cũng không ai ship (Book Depository nghỉ ship Việt Nam vì dịch rồi, còn Amazon thì phí cao), nên tìm ebook, có gì đọc đó vậy.

Nói vậy thôi, quyển này không phải quyển vì không có gì nên mình mới đọc nó đâu :)))))) Bữa giờ chưa đọc tại tìm không ra ebook đó, chứ mình thích Meb mà. Sau khi đọc xong Daniels’ Running Formula thì mình tính đọc tiếp Lore of running (Tim Noakes) cơ, mỗi tội quyển đó chỉ có pdf, đọc trên Kindle hơi khó, mà mở ra dòm được vài trang thì quyết định đóng lại… I’m not really for that yet…

26 Marathons: What I Learned About Faith, Identity, Running, and Life from My Marathon Career (26 giải marathon: Những gì tôi học được về đức tin, nhân dạng, chạy bộ và cuộc sống từ sự nghiệp chạy marathon của mình) là quyển sách kể lại toàn bộ mọi chuyện liên quan đến 26 giải chạy marathon trong sự nghiệp chạy bộ của Meb Keflezighi, và tiếp tục được chắp bút bởi Scott Douglas. Quyển này thì mới ra hồi năm ngoái (2019) thôi. Ban đầu mình cũng tính mua, mà chưa mua vì tiếc tiền lại đọc review thấy bảo sau 1/3 cuốn thì nó trở nên nhàm nên mình lại thôi :))))) Đợi đọc ebook trước coi sao.

Phản hồi luôn cái nhận định ở trên: Tin buồn là đúng là đọc một hồi thì nó nhàm thật :))) tin vui là cũng gần hết sách rồi mới nhàm :)))))) Nên thôi cũng được.

Cũng như quyển Meb for Mortals, cuốn này vẫn giữ nguyên giọng văn chân thật, nhẹ nhàng, dễ đọc (và mình hy vọng là không thêm mắm dặm muối quá nhiều =)))))) chuyện xảy ra từ đời cố lũy nào rồi, giờ kể lại thể nào cũng thủng lỗ chỗ này chỗ nọ, để nguyên không được thì phải bồi thêm cho nó đầy đặn thôi).

Nói chung vì mình thích Meb (và đọc xong vẫn không thay đổi quan điểm) nên mình khá enjoy quyển này. Cơ bản, cuốn sách kể lại đầy đủ sự nghiệp đi chạy giải của Meb, một người theo mình (mà ổng cũng tự nhận thế) là không phải tài năng vào loại bậc nhất. Những chiến thắng của Meb (huy chương bạc Olympic Athen 2019, New York Marathon 2009, Boston Marathon 2014,  US Olympic Marathon Trial 2012) đều là kết quả của thiên thời – địa lợi – nhân hòa, là sự nỗ lực của bản thân và một phần không nhỏ của may mắn (người ta nói may mắn cũng là một loại tài năng). Meb không phải kiểu chạy đâu thắng đó (như anh trai Eluid Kipchoge…), càng không phải kiểu không hạng 1 thì sẽ hạng 2 (again, như anh đẹp trai nào đó…). Bữa nào hên thì là người cán đích đầu tiên, chứ bữa nào xui thì bỏ quên miếng dán mũi trong giày rồi chạy hết quãng đường với 1 bên giày hết sức khó chịu. Xui nữa thì đi race mà bị lạc mất hành lý ký gửi là đống giày dép quần áo race, chỉ vì để dành hành lý xách tay cho tả sữa và xe đẩy của con =))))))))))) Họa vô đơn chí, phước bất trùng lai, đã thế còn bị ngộ độc thực phẩm mà không dám uống thuốc bậy bạ vì thường xuyên phải drug test. Khỏi phải nói, mấy bữa như thế thì rớt xuống tới hạng bao nhiêu không biết…

Meb cũng không giấu giếm những gia đoạn khó khăn trong sự nghiệp, khi mà chấn thương thì không khỏi, đi race thứ hạng tụt, đầu tư kinh doanh thì bị lỗ, vừa chạy vừa lo về tình hình tài chính, sẽ bị giảm lương nếu kỳ này xếp hạng kém, trong khi nhà mới đẻ thêm một đứa… Elite thì cũng là người, cơm áo gạo tiền cũng không thể không nghĩ đến.

Đọc sách xong thì biết được rằng, elite cũng có ngày dis ngày dat (hay ít nhất là elite cỡ Meb, vì cứ nói tới elite lại không thể quên anh đẹp trai Eluid Kipchoge, mà đến cả Meb cũng nói trong sách là “he’s never had a bad race”). Có những ngày mọi thứ trật bánh răng chẳng có cái gì vô cái gì, và có những ngày xe chạy trơn tru như mới được thay nhớt. Thế nên nếu có ngày ra đường chạy như hạch thì hãy nhớ we’re not alone in this =)))) Meb cũng vậy mà thôi =)))))))) Vừa chạy vừa nghĩ “Mình đang làm cái quái gì vậy?” thì cũng là chuyện thường ngày ở huyện.

Meb chắc chắn không phải vận động viên tài năng nhất, nhưng Meb hẳn phải nằm trong top tài năng nhất ở hạng mục kiên định với mục tiêu và không ngừng tin vào bản thân, cũng như nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu đó. Người ta nói (thực ra là mình nói chứ không có người ta nào ở đây hết) là có học tập thì học theo thằng có tiến bộ, chứ không học theo thằng giỏi từ đầu (vì nó có biết làm sao để giỏi hơn đâu… nó giỏi sẵn rồi mà…). Mà Meb đi race thứ hạng nhảy lung tung phèo nên cũng mới có chuyện để kể, chứ mình đang tưởng tượng anh Kipchoge mà viết sách thì race nào cũng chỉ là cuộc độc hành của anh trên đường đua với câu hỏi duy nhất là kỳ này có phá PR với kỷ lục thế giới hay không =)))))))))))))

Trong mớ thành tích chạy bộ của Meb, cái mình ít ấn tượng là mấy cái kỷ lục US (vì Meb vốn gốc người Eritrea và nhập tịch US, nên tính theo kỷ lục US thấy hơi cheat quá). Còn cái ấn tượng lớn nhất là chiến thắng Boston 2014 (khi mang giày Skechers, lúc sắp 39 tuổi) và về nhì US Olympic Marathon Trial 2016 (sau Galen Rupp, lúc đó đã gần 41 tuổi), vì chứng tỏ anh đây tuy hơi già nhưng vẫn còn chạy ngon lắm :)))))

Ngoài lề: Người ta bảo “(đừng) trông mặt mà bắt hình dong”. Nhưng có lần mình đọc câu một câu đại loại là sau 40 tuổi thì tính tình sao nó sẽ ịn lên mặt như thế (dù có khi cũng không cần phải đợi lâu đến thế đâu, mình nghĩ từ 25 đổ đi là tính tình nó dần ịn lên mặt rồi). Thỉnh thoảng mình cũng tự hỏi vì sao mình thích Meb (ngoài câu chuyện với Skechers), xong mình ngó mặt Meb thì mình nghĩ à trông ổng thật là nice :)))) Ok me like. Chứ có một số kiểu vận động viên khác dòm mặt aggressive cân cân quá không có cảm tình nổi, sau đó lâu lâu lại thấy mấy bài báo về họ thì đúng là aggressive thật =))) me dun like.

(Phải thêm cái đoạn ở trên là vì đang lướt Facebook thì thấy cái hình này của Meb)

————

Mua từ Book Depository (free delivery worldwide): 26 Marathons : What I Learned about Faith, Identity, Running, and Life from My Marathon Career